Thứ Bảy, 22 tháng 8, 2020

Tiến hóa từ nỗi lo lắng và sợ hãi

 

Năm Covid 2020 này, dường như quá nhiều lo lắng và bất định thình lình bủa vây cuộc sống chúng ta mà không có cách nào tránh được. Nỗi lo về sinh mạng bao trùm lên một bầu khí sợ hãi toàn cầu, tiếp theo đo là nỗi lo lắng về sinh kế, sự suy giảm tất yêu của nền kinh tế đang phát triển mãnh mẽ bỗng giãn cách ở quy mô toàn cầu và mọi hoạt động giao thương đều gián đoạn.

Là một doanh nghiệp nhỏ hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, Suối Nguồn ngay lập tức bị ảnh hưởng doanh thu và nguôn việc dự án bỗng hụt đi một cách nhanh chosnhg. Giờ đây việc lo sinh kế nó cũng quan trọng như sức khỏe, người ta có thể không chết trong khó khăn, nhưng những lo âu và sợ hãi sẽ giết chết ta từ trong tâm trí.

Một biểu chiều trên đi làm về, tôi chợt nhận ra gần đây mình đã để mình xoáy vào vòng xoáy lo âu và tiêu cực quá nhiều. Giống như luật hấp dẫn, bạn càng lo lắng bạn càng thu hút những dữ kiện, hoàn cảnh và sự việc mang đến tương ứng với rung động tâm trí bạn. Những lo lắng bất an không rõ ràng nó luôn hiện hữu trong bất cứ hoàn cảnh nào, nó lặp đi lặp lại bài học đó, bạn sẽ gặp những nỗi đau tương tự hêt lần này đến lần khác cho đến khi bạn biết cách giết trùm qua màn.

Khi bạn nhận thức được, à thì ra đây chỉ là một bài học để mình đương đầu học hỏi. tất cả những gì xảy đến trong cuộc đời bạn là thứ phải xảy ra, bạn chịu trách nhiệm hoàn toàn và nhận ra vậy là đủ rồi. mọi thứ bắt đầu biến chuyển.

Mọi thứ bắt đầu từ nhận thức, khi suy nghĩ bạn thay đổi bạn bắt đầu hành động khác đi. Mẫu hình cuộc đời bạn bắt đầu thay đổi, bạn được nâng lên những rung động ở tầng mức cao hơn. Bạn tràn đầy hứng khởi, tràn đây tình yêu thuơng, bạn thu hút sự may mắn và nhiều người tới giúp đỡ. Bạn tiến hóa

https://www.youtube.com/watch?v=Qz_qPLf-hyo&fbclid=IwAR1Ih64uFBtvcvBmNDpykigkxKqggo4wVoCldmKkeIQdPLWMTspbyh7cSYc

Hãy xem 18 lần thoát hiểm cứu sinh mạng của vua Gia Long Nguyễn Ánh, để thấy ông ấy chơi game giỏi như thế nào, 18 màn đập đi làm lại, thời buổi này mấy bạn mới chút khó khăn đã la như trời sập. Đưng lên và tuốt gươm ra nào. 

Học được bài học thì qua màn, bạn càng giỏi cuộc đời càng chọn cho bạn game khó, khó mà qua thì mới tiến hóa được. 









Sự lo lắng


Bạn đã biết luật hấp dẫn, và bạn học được một số quy tắc, cách thức sử dụng luật hấp dẫn để đạt những điều tích cực bạn muốn.
Hãy cẩn trọng với tâm trí của bạn, hãy đứng bên ngoài quan sát nó. Khi bạn lo lắng, lo sợ bạn cũng hút những điều ấy về phía mình, và cuối cùng điều ấy cũng sảy ra.
Một người vợ cứ lo lắng ông chồng ngoại tình, kiểm soát, theo dõi, tưởng tượng, thế là ông chồng ngoan như cún bỗng đổ nợ một ngày kia có bồ 😃
Bạn thu hút cả những điều tích cực và những điều tiêu cực, và những điều tiêu cực nhiều khi bị thói quen lấn át mà ta không nhận ra.
Môi ngày hãy dành chừng 20 phút với bản thân, quan sát tâm trí mình, dọn dẹp và phát quang nó,
để thu hút điều tích cực, để sống trong hân hoan nhận biết.

Không có mô tả ảnh.

Thứ Sáu, 21 tháng 8, 2020

Thanh quyết toán trong dự án.


Dự án chỉ coi là thành công trọn vẹn khi bạn thu được hết tiền về, bao gồm cả phần % Bảo hành bảo trì giữ lại hoặc bảo lãnh bằng Bank.
Đa số các dự án lớn, Chủ đầu tư là người am hiểu luật pháp và có phông văn hóa tốt. Bạn chỉ cần làm đúng, làm đẹp và kịp tiến độ thủ tục giải ngân sẽ nhẹ nhàng hơn. Tuy nhiên các dự án lúc nào cũng có hàng trăm đầu việc khác nhau, nghiệm thu đúng đủ về khối lượng mất rất nhiều thời gian, nghiệm thu tuyệt hảo về chất lượng đòi hỏi rất nhiều thời gian.
Thông thường sau 2 tháng bàn giao dự án bạn thu hết tiền đó là điều tuyệt vời. Khi đó nếu làm tốt, dự án có lời thì bạn dư sức điều chuyển dòng vốn, kể cả các khoản vay bank.
Thường khó nhất là chốt được khối lượng nghiệm thu và ký biên bản bàn giao. Hai căn cứ pháp lý để có thể ra bảo lãnh bank, làm hồ sơ thanh lý và xuất Hóa đơn đóng dự án. Việc không ký được hồ sơ nghiệm thu thường đến từ chất lượng dự án, tốc độ xử lý defect, tốc độ ra hồ sơ nghiệm thu, bản vẽ hoàn công, hồ sơ hướng dẫn vận hành và hồ sơ an toàn, nhất là hồ sơ pháp lý PCCC.
Nghề xây dựng có hẳn một nghề con là chuyên làm thanh quyết toán công trình là vì vậy.
Hình ảnh có thể có: văn bản cho biết 'KS.KIWI SO TAY QUY TRINH DAU THAU CAP NHAT TT ND MOI NHAT 2020 HÀ NOI 2020'
Bạn, Peter Đoan, Suối Nguồn và 15 người khác
4 bình luận
2 lượt chia sẻ
Thích
Bình luận
Chia sẻ

Đi qua mùa Covid


Covid thấy việc vẫn nhiều lắm, ngoài đường trong ngõ mọi người vẫn làm ầm ầm. Quả là thế giới thật là rộng lớn và có nhiều việc phải làm.
Mùa này nuôi quân áp lực, càng đông càng áp lực, việc nhiều đấy nhưng việc lớn không còn, ai cũng cắt giảm chi tiêu ngân sách, anh em đói việc đạp giá làm, làm nuôi quân không cẩn thận móc thêm tiền túi ra. Có những việc không thể cứ tính toán thiệt hơn, nhận cho có việc đã rồi tính. Nghề xây dựng một người chỉ làm được một việc, không thể tăng doanh số mà không tăng thêm người, đó là hạn chế về việc kiểm soát quy mô nhân sự, rốt cuộc mấy sếp lại là người làm việc chăm chỉ nhất.
Việc Thân thì kệ nó, thân này không phải là của mình, nó có vòng đời của nó. Tâm này thì sao nhỉ? Có phải chúng ta được trao cho mỗi người một số mệnh học hỏi, Chết rồi về nước trời hoan hỉ mãi mãi hay lại đi kiếm một trải nghiệm khác.
Trải nghiệm quan sát bản thân luôn có điều gì đó mới, điều gì đó thú vị, điều gì đó siêu việt. Nhưng như thế dễ bị dẫn dắt lạc lối khỏi hiện tại và lạc mất thân. Thật là khó nghĩ khi phải chọn lựa dứt bỏ niềm vui thú để qua về hiện tại.


Hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người, văn bản cho biết 'MA OCA'

Mùa Phượng sắp cũ..

 Ngoài kia nắng vẫn đang lung linh nhảy múa trên những bờ cỏ xanh rì. Khỏang không chỉ là một góc nhỏ xuyên qua khung cửa kính cũng đủ ánh lên nỗi buồn man mác của buổi trưa như thế này...những trảng cỏ nằm cạnh dòng sông Tô lịch và những tán lá núp sau ô cửa nhỏ đã bắt đấu úa vàng..Thu đã chạm vào ngõ..


Ngày xưa..cái ngày có vẻ xa lắm. mỗi khi hết hè bước chân vào ngày khai giảng có chút gì đó háo hức, chút gì luyến tiếc và có cả những nỗi mơ hồ về bạn cũ, cô giáo mới..Sự háo hức của những quyển vở trắng tinh còn thơm mùi giấy, những bộ quần áo mới rồi cặp mới và cả sự đẹp đẽ mới lạ của những tờ báo Liên Xô mua vể để bọc vở.

cuộc đời khi uống phải chén chua cay thì thường nhớ về những chén ngọt. Hoài niệm là phải chăng mình đã già. Cứ như một ông lão ngồi đếm những nỗi buồn không tên, khuân mặt bất giác đờ đẫn ngố không chịu được...

Cả đường phố bắt đầu phủ lên những ánh vàng của lá, tiếng gió reo trong trẻo len lỏi giữa những chiếc xe máy đang gầm rú..Ta thấy mình biến vào hư vô cuả mùa Hè đã cũ.

Những quan niệm ‘ chuối’ về Nghề Sales


Bán hàng là một công việc không thể thiếu trong bất cứ hoạt động kinh doanh, thương mại nào. Tuy vậy, phần lớn các chủ công ty nhỏ ngày nay không phải là người có kinh nghiệm về lĩnh vực này, trong khi số ngân sách dành cho việc tuyển dụng các chuyên gia bán hàng siêu hạng lại khá eo hẹp. Nhưng bạn cũng không cần phải quá lo lắng khi tìm cách đưa công ty mới thành lập của mình vươn tới thành công. Tất cả những gì bạn cần làm chỉ là phá vỡ một vài khuôn mẫu truyền thống đã được thiết lập từ hàng trăm năm nay để tạo ra những bước đột phá kỳ diệu trong hoạt động bán hàng.


Có những suy nghĩ lệch lạc khá nguy hiểm xoay quanh nghề bán hàng. Không ít người cảm thấy chán nản khi lợi nhuận giảm sút, kinh doanh suy thoái nên thường viện ra đủ mọi lý do để tự bào chữa cho mình. Nếu bạn tin vào những người bán hàng như thế, bạn có thể đang phá hoại các hoạt động kinh doanh của chính mình một khi thái độ tự thán tiêu cực đó lan truyền rộng rãi trong công ty bạn. Do đó, bạn hãy để mọi thứ được hiện hữu rõ ràng và hợp lý trong suy nghĩ của bạn thông qua việc tìm hiểu những quan niệm sai lầm tai hại nhất liên quan đến hoạt động bán hàng.


Quan niệm thứ nhất: Chỉ những người “mồm mép” mới có thể bán được hàng.


Trên thực tế, những người ăn nói nhanh nhảu thường không phải là người bán hàng thành công. Những lời lẽ trơn tru, khôn khéo của họ có thể gây ra một “danh tiếng” không mấy tốt đẹp, bởi vì khách hàng của họ có thể cảm thấy một sức ép nào đó, sự thiếu trung thực, thiếu sự quan tâm và thiện chí. Một người bán hàng biết lắng nghe sẽ có được doanh số bán hàng cao hơn so với một người “nói hết phần người khác”. Trong vị trí một người bán hàng, khi bạn không chú ý lắng nghe, bạn sẽ không thể biết được thông tin về cá nhân khách hàng, về công ty và về những ưu tiên của họ. Bạn cũng sẽ không thể nắm bắt được các nhu cầu, mong muốn hoặc những vấn đề khách hàng còn băn khoăn, do vậy các cơ hội bán được hàng của bạn cũng sẽ giảm dần với thời gian.


Quan niệm thứ hai: Hoạt động bán hàng là cuộc chơi của những con số.


Dựa trên những biểu hiện bên ngoài thì hoạt động bán hàng thực sự là cuộc chơi của những con số – bạn càng làm việc chăm chỉ bao nhiêu, bạn sẽ càng kiếm được nhiều tiền bấy nhiêu. Người quản lý bộ phận bán hàng luôn bị ám ảnh bởi những con số: bao nhiêu cuộc điện thoại cần gọi, có bao nhiêu khách hàng mới, bao nhiêu cuộc hẹn, doanh số bán hàng trong tháng này là bao nhiêu… Nhân viên bán hàng phải điền và bàn giao hàng “núi” các biểu mẫu vào cuối mỗi ngày làm việc. Đó chính là cách các công ty giám sát hoạt động của bộ phận bán hàng của mình. Tuy nhiên, thực tế lại cho thấy rằng công việc bán hàng liên quan đến con người nhiều hơn là các con số và nó giống một cuộc chơi trí tuệ hơn là trò chơi cờ bạc. Việc bán hàng cũng có mối liên hệ mật thiết với các nghiên cứu, thông tin và giao tiếp thương mại. Quả thật, bán hàng không phải là cuộc chơi của những con số.


Quan niệm thứ ba: Sự thăng trầm trong bán hàng là không thể tránh khỏi.


Công việc bán hàng sẽ thăng tiến đều đặn và ổn định, nếu bạn biết tuân thủ một quy trình làm việc hợp lý, thay vì áp dụng các phương hướng chưa được kiểm chứng nào đó. Sự thăng trầm trong hoạt động bán hàng chỉ xuất hiện khi bạn không có các mục tiêu cụ thể. Hầu như tất cả các ngành công nghiệp đều rất dễ gặp phải tổn thất vì sự biến đổi theo thời vụ. Cũng như nhiều yếu tố không thuận lợi khác, các biến đổi này thể thể tránh được nhờ việc lên kế hoạch một cách chuẩn xác.


Cho dù mọi người xung quanh bạn có nói gì đi nữa, thì không có một thời điểm nào được coi là thực sự tồi tệ cả. Luôn có những cơ hội mới dành cho người có đủ quyết tâm tìm kiếm chúng. Bạn thử hình dung một kịch bản như sau: trong khi các công ty than phiền về việc có quá nhiều người xin nghỉ phép để đi nghỉ mát trong tháng bảy, thì bạn hãy nằm trong số những người vẫn ở lại làm việc. Như thế bạn vẫn đảm bảo doanh thu, lại có thêm cơ hội tiếp xúc với nhiều khách hàng tiềm năng, chưa kể bạn sẽ có thêm “điểm cộng” khi công ty thăng chức hay tăng lương cho nhân viên.


Quan niệm thứ tư: Trong bán hàng, một lần khách hàng bác bỏ hay từ chối là một lần chúng ta cảm thấy mình thấp kém


Trong số hàng triệu nhân viên bán hàng chuyên nghiệp trên toàn thế giới, chắc chắn rằng mỗi người trong số họ đều đã được nghe câu nói: “Không, cảm ơn!” nhiều hơn bất cứ người nào khác nào khác được nghe. Nếu họ đón nhận điều này với ý nghĩ rằng như thế là bản thân họ có phần thấp kém hơn mọi người, thì chắc chắn chúng ta sẽ cần đến những bác sỹ tâm thần đặc biệt chỉ để phục vụ cho “cái tôi” cá nhân méo mó của những nhân viên bán hàng.


Sự phủ nhận chỉ thực sự là điều tồi tệ, nếu bạn quyết định rằng sẽ không hỏi học bất cứ điều gì từ các tình huống tương tự. Kinh nghiệm cho thấy mỗi lần khách hàng từ chối là một lần bạn có cơ hội mới để phát huy kỹ năng bán hàng của mình.


Quan niệm thứ năm: Bán hàng là một nghề nghiệp không có tương lai với rất ít cơ hội thăng tiến.


Bạn có biết rằng 85% các nhà lãnh đạo và chủ doanh nghiệp ngày nay đã từng là nhân viên bán hàng? Họ đã từng trực tiếp mang sản phẩm mẫu hay gọi điện thoại để chào hàng và giới thiệu về sản phẩm, cũng như đã từng phải đương đầu với sự lạnh nhạt và phản đối từ phía khách hàng. Ngày nay, phần lớn trong số họ đang ở vị trí vị chủ tịch, CEO hoặc giữ những chức vụ quản trị cao cấp khác. Bán hàng quả là một công việc chỉ có thể dẫn đến “ngõ cụt”, nếu bạn nhìn nhận rằng sự kết thúc này chính là chiếc ghế lãnh đạo của một công ty hay tập đoàn nào đấy.


“Làm dâu trăm họ” là câu thành ngữ miêu tả trung thực sự khó khăn của công việc bán hàng và tiêu thụ sản phẩm ngày nay. Bạn hãy tránh xa các quan niệm sai lầm trên và tạo ra những bước đột phá mới trong hoạt động bán hàng của mình, bởi đó chính là một vũ khí lợi hại giúp bạn thành công khi lấy được những đồng tiền từ túi của khách hàng về cho công ty của bạn.


Nguồn : www.businessknowhow.com


Đăng trong Nghe ban hang | Tagged: Nghe ban hang | 1 Comment »


Tản mạn nghề Sales

Đăng bởi nqcentre on Tháng Mười Một 28, 2007


Tản mạn nghề Sales

A.Tâm sự một Salesman: Hôm nay Tôi đi học .


Chuông reo. Ta bật dậy, không thèm nằm nán mơ mộng vẩn vơ. Ta vừa biết, mới đây thôi, đó là thói quen của các tiểu thư. Hơn nữa, ta đang nóng lòng vô cùng. Hôm nay, ta đi bán hàng! Nghe hân hoan và trang trọng. Như ngày xưa nhà văn Thanh Tịnh viết : “Hôm nay tôi đi học!”1. Lòng kiên trì


Thì đúng là học thật. Sếp hỏi : Mục tiêu của mày trong 5 năm tới là gì? Theo như lời những cuốn dạy phỏng vấn, ta phải tỏ ra tham vọng một chút. “Em muốn thành giám sát bán hàng”. Sếp chẳng tỏ gì hài lòng hay không, buông một câu: Tạm thời làm nhân viên phụ bán đã.


Nhân viên phụ bán gần như nhân viên giao nhận, kém nhân viên bán hàng một bậc. Ta có thêm sếp mới, người ta sẽ theo để “phụ bán”. Sếp mới dạy ta từ những thứ nhỏ nhất trở đi như làm phiếu xuất kho, lấy hàng, chằng hàng như thế nào cho chắc để đi đường được thoải mái. Cả mấy chục cân hàng cồng kềnh đằng sau chứ đâu ít. Ta tự lừa dối mình một chút, thôi coi như đang đèo người đẹp đằng sau.


Chừng một tuần, ta chán. Đường nắng. Bụi. Kẹt xe. Vất vả. Công việc vớ va vớ vẩn. Mấy đứa bạn ta đang ngồi văn phòng rung đùi, còn ta phải bịt kín mặt, sợ chúng nó nhìn thấy. Đại học mà đi bán hàng. Đấy là chúng nó còn chưa biết, ta chằng được cái chức bán hàng. May “sếp mới” vô tình động viên mấy câu “chẳng mấy lúc được giao địa bàn giống tao ấy mà. Nghề này ra ra vào vào suốt”. Nhưng ta đâu phải người thay đổi xoành xoạch, đang chán đó rồi hết chán ngay được. Mãi cũng tới lúc “sếp cũ” gọi vào giao địa bàn. Rồi như thấy ta không hào hứng như ngày ban đầu… đi chở hàng, sếp hỏi sao. Ta thật thà mà rằng không khoái nghề này. Sếp, biết ta sinh viên mới ra trường, thích chữ nghĩa sách vở, viện dẫn ngay quý ngài đáng kính Philip Kotler: “ mọi người đều sống bằng cách bán một cái gì đó. Bán hàng là một trong những nghề lâu đời nhất thế giới”. Và kèm thêm – công ty mình bán hàng quan trọng lắm đó. Nghề này vất vả, ông không kiên trì thì nghỉ luôn đi. Sếp đã chuyển từ “mày” sang “ông”, kể cũng là một bước tiến…


Và ta học được lòng kiên trì. Kiên trì vượt qua mặc cảm những ngày đầu đi chở hàng. Kiên trì vượt qua định kiến “nghề vớ vẩn”. Kiên trì chịu nắng mưa thất thường, nóng rét khắc nghiệt. Kiên trì vượt qua những khó khăn khi bán hàng, do hàng mình kém trên thị trường, như Dacco vs P/S, hoặc hàng mình mạnh nhưng địa bàn mình phụ trách “thằng” ất ơ không tên tuổi nào đó mạnh không chỉ hơn mà còn khủng khiếp. Mà thị trường như thế thì không thể làm nhanh một sớm một chiều được.


2. Làm nghề


Ta bắt đầu làm quen với các loại báo cáo bán hàng và đôi khi là khảo sát thị trường nếu công ty ta làm yêu cầu, đại loại như theo dõi mức độ phủ hàng của ta và đối thủ cạnh tranh, dò hỏi doanh số của chúng hay chương trình khuyến mãi… Rồi phải quen tuyến bán hàng, như bên Coca gọi là route. Và trưng bày hàng hay những người quen nói tiếng Tây gọi là merchandise, làm quen với những khái niệm POP (point of purchase), POSM (point of sales material)… lũ làm marketing bên trên “truyền” xuống. (Sao lại chia marketing với sales nhỉ? Sales, PR hay những cái gì gì lằng nhằng đó chẳng đều là bộ phận cấu thành nên các hoạt động marketing sao?). Ta phải nắm hết tính nết cáu bẳn hay đồng bóng của từng chủ điểm bán (outlets). Ta học cách lúc nào thì đem mồi khuyến mãi ra nhử, lúc nào thủ thỉ sắp tăng giá để dọa, lúc nào phải ép bán, lúc nào thì dứt khoát không được bán nếu không muốn bị trả lại hàng sau này…, lúc nào dùng tình cảm, lúc nào dùng lợi ích để bán được hàng. Ta trở thành người hót hay như khướu lúc nào không hay. Tới nỗi cô em xinh đẹp ngày xưa (thời sinh viên ta tán mãi không đổ) nghe ta đấu láo một lúc thì dịu dàng ngả đầu vào vai ta “anh nói hay ghê”. Nhưng thế vẫn chưa hết thú vị. Ta còn nhiều cơ hội khác hay hơn…


3. Góc nhìn từ sales.


Ta bắt đầu đi tỉnh. Làm quen với nhà phân phối. Toàn là những người kinh doanh có sỏi trong đầu. Và một khi được quý mến, ta được nghe những câu chuyện khởi nghiệp hấp dẫn như truyện, có lẽ còn hơn ở phần thực tế sinh động.Ta biết rằng hệ thống phân phối quan trọng biết bao, nó phải hiệu quả và ổn định. Nó giúp ích cho ta sau này là nếu là một marketer thì sẽ có quan điểm cân bằng hơn chứ không chỉ có mỗi TVC với Printad hay PR và quảng cáo… Ta có cơ hội hiểu rõ hệ thống phân phối, biết rõ bên trong nó còn tồn tại những hệ thống bán buôn, đổi hàng mà có những công ty đa quốc gia coi như gai trong mắt nhưng chẳng dễ diệt trong ngày một ngày hai, dù nó làm hại đến tính ổn định của thị trường. Ta có cơ hội quan sát người công ty này xuống nhà phân phối thì được tiếp đãi như vua, người công ty kia xuống đại lý thì “nó đếch tiếp”. Chung quy ở chỗ cái đại lý cần là “show me the money”, sau đó mới là tình cảm và mối quan hệ, vì vậy bộ phận marketing công ty ta (có sales của ta trong đó) nên tạo ra càng nhiều nhãn mạnh càng tốt. Ta có cơ hội quan sát thằng Coca loay hoay thế nào với mô hình xích lô xe đẩy ở vùng nông thôn và thành công thế nào với chính mô hình này ở thành phố lớn. Đại để thế. Ta đi nhiều nơi, có cơ hội quan sát văn hóa và hành vi tiêu dùng của con người nhiều địa phương, biết thằng này mạnh ở vùng này nhưng chỉ là cái đinh ở vùng kia, nên ai ngắm biểu hiện nào đó ở một vùng rồi phát biểu cho cả nhãn hàng rằng tao biết thừa chiến lược của cái thằng ấy là bậy bạ… Ta có cơ hội gặp anh em đồng chí cùng nghề “làm thị trường” nói chuyện “thằng Number One, thằng ICP dạo này…” để trao đổi thông tin, kinh nghiệm còn hay hơn khối tay phóng viên kinh tế chỉ nói khoác. Ta có nhiều cơ hội còn chưa kể hết, biết hết được. Nhưng có cái này ta đánh giá cao: Bán hàng thường kiếm nhiều tiền hơn những vị trí tương tự trong công ty, điều đó thì tốt quá còn gì nữa.


4. Vĩ thanh


Nhưng để kiếm được tiền lương, ta phải làm ra tiền cho công ty đã. Thế thì ta phải có kế hoạch bán hàng, kế hoạch thăm viếng chăm sóc, và dứt khoát là phải đạt được doanh số công ty đề ra. Tháng này đạt được kế hoạch A đồng thì lo tháng sau công ty sẽ đặt chỉ tiêu A + n, trong đó n là một số lớn hơn không biến thiên tới dương vô cùng, cố gắng mà lo nhé.


Hôm nay ta đi bán hàng về, người bẩn thỉu nhễ nhại vì chở hàng nặng giữa trời chang chang nắng thì gặp ngay mấy thằng bạn ngày xưa. Một thằng bán xe hơi, một thằng bán cám, một thằng bán vật liệu xây dựng, một thằng làm tư vấn quảng cáo, tư vấn chiến lược cũng bảo nó vừa đi bán hàng về, một thằng….Ơ, chúng nó cũng đi bán hàng mà đầu bóng, com – lê cà – vạt bảnh thế. Mà thằng làm tư vấn cũng bán hàng àh. Hóa ra từ nãy giờ ta chỉ biết mỗi chuyện bán hàng tiêu dùng nhanh. Thế thì phải làm chầu bia mới được, học hỏi, hóng hớt cái…


Tiếc là mệt quá, ta chẳng nghe được gì. Lại còn bị lời nói của bác khách hàng ruột chiều nãy ám ảnh khi ta chê Mỹ Hảo, Daso nhà quê quá, chẳng bằng Sunlight, Omo của cháu “Mày chỉ nói linh tinh. Tao thấy chất lượng của nó chẳng kém gì, nó lại là Hàng Việt Nam. Cứ như mày thì công ty Việt Nam chết hết à”. Àh, ừh, từ giờ sẽ không chê đối thủ nữa, tập trung vào sales points của mình. Nữa, tối nay ta phải tỏ ra “ái quốc” chút mới được, chẳng lẽ ý thức của ta chẳng bằng bác bán hàng. Hơn nữa, ta là marketer, nắm rõ kênh phân phối, mấy thứ Daso, Mỹ Hảo đó ai khó tìm chứ ta thì không.


Cha này giả bộ làm sales rùi chứ chức vụ cỡ RSM nhưng mà có “kinh” thực sự


B.Anh này làm ASM ( Area Sales Manager : Giám đốc Kinh Doanh Khu Vực)


Tấp xe vào quán cóc bên lề, tự thưởng cho mình ly phê đá, với ý nghĩ, “Mặc, những vĩ nhân bắt đầu từ những ý tưởng vĩ đại, Mình có những ý tưởng vĩ đại, sớm muộn gì cũng thành…””Sao thế chú em, nghĩ gì thất thần thế?”


Thằng cha áo đỏ bàn bên trông quen quen.


“Ah, chào Đại ca?”


“Kéo ghế qua đây, nhóc”


Bố khỉ, cha này cứ mỗi lần gặp đều réo tên “Nhóc”, tớ thì tớ nghĩ mình chả nhóc tí tẹo nào. “Chuyện gì thế, kể nghe coi”


“Cứ cái giọng thấy ghét!” Rủa thầm trong bụng nhưng vẫn kéo ghế qua ngồi.


“Em mới vào nghề, mà chẳng có chút kinh nghiệm gì cả. Đại ca chỉ bảo em út chút xíu, gọi là “Huấn luyện đàn em nối gót đàn anh”.”


“Uhm… Nhóc muốn biết gì?”


Lại nhóc!


“Này anh. Em nghe nói nhiều đến Sales force, nhất là trong ngành hàng tiêu dùng nhanh( FMCG :fast moving consummer goods), lực lượng này phải thật hùng hậu vì là bộ phận chính tạo nên lợi nhuận cho công ty. Nếu em là một Salesman, làm việc thật tốt và cật lực, luôn vượt chỉ tiêu trung bình 7%, bao lâu em trở thành Sales Supervisor”.


Gãi trúng sở trường, Đại ca thao thao bất tuyệt


“Nếu em đạt chỉ tiêu về doanh số, đảm bảo trưng bày hàng đẹp mắt, độ bao phủ tốt, trung bình một năm sẽ được thăng chức Sales Representative, từ Sales Representative, sẽ mất khoảng hai năm để leo được vị trí Sales Supervisor”.


“À thì ra… Vậy Đại ca kể em nghe cái Sales force gì đó trong ngành hàng tiêu dùng nhanh đi, giống như cái lần mô tả Sơ đồ tổ chức của nhà chùa hôm bữa đó, cả cái hệ thống báo cáo của nó luôn”.


“Nó thế này. Ê nhóc, quên nữa, lát anh có việc phải đi, công việc cụ thể từng vị trí anh kể sau nghen, nếu có dịp”. Nhấp ngụm cà phê, châm điếu con mèo rít một hơi sảng khoái, Đại ca tiếp lời.


“Ở vị trí Sales man, nhóc sẽ phải làm quen với các Báo cáo bán hàng hằng ngày, Thẻ khách hàng và Lộ trình bán hàng, cái mà người ta hay gọi là Route plan. Lên chức Sales Supervisor rồi, đừng tưởng chỉ đi giám sát nhân viên có đi làm không, có bỏ outlet không mà còn huấn luyện Salesman trực tiếp tại outlet. Nhóc còn phải làm Báo cáo bán hàng hằng ngày của các Salesman mình phụ trách. Ngoài ra, Báo cáo bán hàng hàng tuần, Lịch công tác tuần, Lịch công tác tháng, Chỉ tiêu bán ra hằng tháng, Báo cáo bán hàng cuối tháng, Báo cáo thanh toán lương Salesman, Báo cáo họp vùng, Danh sách khách hàng, Thư mời trưng bày … là những hoạt động phải cập nhật liên lục. Đồng thời, Sales Sup phải tác động đến Nhà phân phối mình phụ trách Báo cáo tồn kho tuần, Kế hoạch đặt hàng tuần, Kế hoạch đặt hàng tháng”.


“Em có nghe nói đến vị trí ASM và RSM. Nó khác nhau điểm nào vậy Đại ca?”


“Vị trí ASM là Area Sales Manager, Giám đốc bán hàng khu vực; RSM là Regional Sales Maneger, Giám đốc bán hàng miền. Chúng ta chia thị trường Việt Nam có 6 miền, dưới trướng của National Sales Manager, thì mỗi miền sẽ có một RSM cai quản. Dưới mỗi RSM có khoảng bốn đến sáu ASM. Dưới mỗi ASM cũng có bốn đến sáu Sales Supervisor. Mỗi Sales Supervisor cũng thế, có từ bốn đến sáu Sales man. Một số các công ty Việt Nam chia địa bàn theo khu vực địa lý, điều này hoàn toàn sai lầm vì sẽ không đánh giá được hết tiềm năng Sales Volume. Chính xác, nên chia địa bàn thành từng thị trường sản phẩm, hoặc tiềm năng Sales volume của sản phẩm”.


“Vậy, nếu là Sales Supervisor thì bao lâu lên ASM?”


“Mất hai năm. Từ ASM lên RSM cũng mất từng ấy thời gian như thế”


“Vậy thì, vị trí ASM sẽ làm gì, báo cáo như thế nào?”


Tôi cố nuốt những lời vàng ngọc của bậc tiền bối chia sẻ lại, rít thuốc liên hồi. Nhấp ngụm cà phê đã gần cạn, hỏi tiếp.


“Này nhóc. Lên vị trí ASM, nhóc phải làm Báo cáo bán hàng hằng ngày, Chỉ tiêu bán ra hằng tháng, Lịch công tác tuần, Lịch công tác tháng, Báo cáo họp tháng của ASM, Báo cáo họp vùng của Sales Supervosor và Biên bản họp vùng…”


“Mệt thật nhỉ! Nhưng tại sao, cứ mỗi Sales Supervisor lại quản lý từ bốn đến sáu Sales man, rồi mỗi ASM quản lý bốn đến sáu Sales Supervisor. Liên quan gì ở đây?”.


“À, đều có lý do của nó…”


Tiếng nhạc chuông điện thoại “Chuyện một chàng cô đơn” quen thuộc vang lên.


“Xin lỗi nhóc, đến giờ anh phải đi rồi. Bữa khác anh em mình tiếp chuyện…”.


Bỏ lửng câu nói tại quán, Đại ca phóng vút xe đi, để lại làn khói mỏng manh của hơi thuốc và thằng nhóc với mớ kiến thức hỗn tạp vừa được thu nạp.

“Tính tiền”.


Cô bé xinh đẹp mặc áo hai dây màu hồng con bà chủ quán tiến lại gần, mở nụ cười thật tươi:


“Anh tính dùm cho anh kia luôn phải không? Dạ, 98 ngàn ạ”.


Cười lấy lệ với cô bé, nhủ thầm “Tối nay, mì gõ trực chỉ.”.


Cái nì mấy “thằng sếp” vẫn hay ra chiêu..hì hì


C. Ông Tổng ( Natinal Sales Manager : Giám Đốc Bán hàng Toàn Quốc).


Sếp tổng Nestle, ông trước tên là Eric, khi nhận được thắc mắc của 1 anh trưởng vùng vì bị bán phá khu vực (cross-boder sales), ông này hỏi: “Thử tưởng tượng có 1 con chó chạy vào sân của chú mày mà “ị”, chú mày làm gì? 1- Đập nó, 2- Đập luôn chủ nó và 3- Tới đây “mét” anh”. Anh trưởng vùng này nghe xong quê tự bỏ ra ngoài luôn, làm sales mà không biết gìn giữ lãnh thổ của mình thì ráng mà chịu, còn đi mét sếp làm gì. Số nào cũng vào túi sếp. Mình trước thoát chết nhờ… nhậu giỏi. Bán bậy bị bọn nó bắt được, không xử hợp pháp được đem sang xử… gian hồ, cả đám 10 thằng ép mình uống bia cho chết, ai dè bọn nó …chết trước. Giờ bị “gút”, hết uống bia được rồi nhe, đừng rủ.[:-D]Cũng sếp tổng Nestle, ông sau này tên là Pierre, có lần tuyên bố: “Tớ không thích những anh làm cho kết quả tăng vùn vụt, đây là những anh phá nát hai chữ “dài lâu”. Bạn ơi, bạn nhìn quanh xem có ông sales FMCG nào tồn tại lâu không, hậu quả từ những chuyện “chơi chiêu” như vậy đấy. Anh nào mới đến, nhất là các vị trí ‘top”, cũng muốn… thị oai, thị trường từng nhìn thấy những tên tuổi lẫy lừng trong binh nghiệp nghề sales. Nhưng về lâu về dài nợ nần cũng ứ đọng, chiêu thức cũng cũ dần, năm trước đạt số năm sau lãnh đủ, thằng tới sau nguyền rủa thằng tiền nhiệm, doanh số cứ như game online “mờ mờ ảo ảo” trong thế giới tiêu dùng thực…


Bản lĩnh nhất, theo mình, là sếp của sales phải biết đứng lên mà thưa với chủ:


- Thưa ông, thị trường hiện nay dung lượng là X, chúng ta đang chiếm thị phần là Y, dự định tăng thêm so với năm ngoái là Z từ các nguồn: tăng trưởng dung lượng của ngành hàng, thằng đối thủ A nó chết, mình giật vài ba share từ thằng đối thủ B… Vậy ông đừng yêu cầu tới …8X. Không có lý gì 80 triệu dân VN phải uống cho hết 80 triệu gói cà phê mỗi ngày, muốn tiêu thụ hết số này chỉ có cách mang sản phẩm đi xuất khẩu (đã có chuyện một nhãn cà phê nổi tiếng (chỉ được tiêu thụ ở VN) bán phá vùng sang tới … Trung Đông, hai sếp to nhất (Country Manager) của hai nước đi họp khu vực gặp nhau chửi nhau ỏm tỏi, sếp to bên toàn cầu thì … cười trừ, kệ chúng mày chứ?)


- Thưa ông, baseline sales (khả năng tiêu thụ căn bản) là L (lấy số liệu lịch sử trung bình mỗi tháng nếu không làm gì hết cũng bán được L thùng Coca), so với chỉ tiêu chúng tôi thiếu M1 tại tháng 1, M2 tại tháng 2… vậy cần thêm hoạt động (tung sản phẩm mới, khuyến mãi cho NTD, khuyến mãi cho đại lý, mở rộng thị trường bằng khách hàng mới, kênh bán hàng mới… ) để kiếm thêm doanh số N1 cho tháng 1, N2 cho tháng 2… để khỏa lấp khoảng cách giữa chỉ tiêu và baseline sales.


- Thưa ông, để đảm bảo cho chuyện đạt chỉ tiêu, chúng tôi đã cùng lập kế hoạch và đạt được sự nhất trí của các khách hàng lớn: Coop cam kết doanh số 8 tỉ, đổi lại ta phải đầu tư 500 triệu cho hoạt động kinh doanh và tiếp thị tại Coop; Metro cam kết 10 tỉ, đổi lại sếp phải dành cho tôi 800 triệu ngân sách hợp tác với khách hàng chiến lược này, Bà Ba chợ Vườn Chuối đồng ý nhận chỉ tiêu 50 triệu, ta phải có kế hoạch giảm lượng hàng tồn và hỗ trợ huấn luyện nhân viên của bà biết cách body massage…


Theo mình, đấy mới là bản lĩnh sales: biết làm kế hoạch kinh doanh, biết đương đầu với sếp về sự thực hư của thị trường (đương nhiên còn tùy công ty nữa), biết chia sẻ gánh nặng để cùng chạy với lính mình… Bắt lính bỏ tiền thì… ác và bẩn lắm.


Nhưng, cái nghiệp nó là như vậy rồi, nặng phần đối phó và sống qua ngày đoạn tháng lắm. Ít anh nào chịu nghĩ cho xa, vì “năm sau biết còn làm ở đây không?”


Đúng rùi nghề Sales nó bạc lắm biết tháng sau có còn ở đấy không?? nói gì năm.


Onemoresales

Mưa..em, tôi và Đà lạt.

 Cuối buổi chiều cơn mưa bỗng ập mạnh mẽ rầm rập,những cơn mưa kiểu này thường đến và đi rất nhanh..không hiểu sao tối nay mưa cứ lắt rắt rơi mãi. Chả hiểu thế qoái nào anh lại bỗng dưng nghe một bài nhạc về mùa đông...à, ừ mà từ tối đến giờ anh cũng chỉ nghe độc mãi bài này "Đà lạt lập đông". Có lẽ cái buồn man mác cô liêu gần gũi bài hát này mang đến có cùng tâm trạng mà cơn mưa đang mang lại.


Anh không còn chút ý niệm nào về thời gian mà em bỗng dưng xuất hiện và mời anh lên Đà lạt...Anh chỉ nhớ mình đã tắt điện thoại, leo lên xe và đi..anh còn nhớ thằng xe ôm đã cố tình chạy xe vòng vòng để lấy thêm tiền dù nhà em chẳng cách chỗ anh xuống bao nhiêu...mà bây giờ anh bỗng tự hỏi..chả bao giờ em chịu ra đón anh nhỉ?

Nơi em ở là một con đường nhỏ qoanh co lác đác một vài mái nhà. hình như là một biệt thự cho thuê được xây theo lối kiến trúc Pháp cổ. Sàn nhà trải thảm ,một lớp thảm đỏ cũ kỹ theo thời gian. một gian bếp nhỏ, vài cái phòng với những cái đệm như chiếc giường.Ngôi nhà được giăng bằng nhiều loại rèm cửa che đi những ô cửa sổ chỗ vuông chỗ tròn..Anh nhớ cái phòng tắm to và rất rộng nơi em cắm rất nhiều hoa..à hình như ngày hôm đó em trang hoàng ngôi nhà mình bằng rất nhiều hoa.Những bông hoa hồng nhiều màu sắc. Hồng phấn, hồng song hỷ, hồng đỏ, hồng trắng được cắm ngay ngắn trên bàn hay bỏ lòe xòe trong bình sành ...hoa chẳng phải đặc biệt để đón anh đến, nhưng hoa Đà lạt rẻ, nhiều qúa nên em mang vào cắm cả trong toilet..Đà lạt trời lại lạnh, thế là hoa em mua đã cách nay mấy hôm nhưng vẫn tươi như mới mua về.

Hình như chúng mình đã cùnh nhau nấu một bữa ăn rất ngon.Em có một đôi tay kỳ diệu dường như cái gì qua bàn tay em đều trở nên hấp dẫn..thắp một cây nhang trong nhà bếp, anh hít hà ngửi mùi thoang thoảng giữa mùi không khí lạnh buốt..khung cảnh đó với anh bây giờ nghĩ lại có cái gì đó không thực, mơ hoặc..những đôi dép nhỏ hình con vịt để đi trong nhà mà chúng mình đi mỗi chân một chiếc khác nhau rồi phá lên cười..cái ly trà bự chảng màu xanh với những lá trà xanh mới hái ngoài vườn. Em ngồi đầu kia trên ghế tràng kỷ màu nâu với chiếc vắy màu đen chấm bi và đôi tất đầy những sọc màu sặc sỡ giống cô bé pipi tất dài..và chúng mình trò chuyện.những câu chuyện không đầu không cuối..anh chẳng thể nào nhớ nhiều về những gì mình nói cùng nhau..Hình như anh chỉ đơn giản ngồi đó ngắm em.

Buổi chiều em mặc một cái váy ngắn màu đen, áo phông màu nâu, cả đôi tất và đôi giày cũng màu đen nốt. Chiều Đà lạt trời rất lạnh, chúng mình đi xe đạp đôi qoanh hồ Xuân Hương mặc cho cái váy ngắn em mặc làm nhiều người tò mò..em vô tư vui đùa dấn dứ với cái bàn đạp lúc đạp thì nhanh khi cố tình đạp thật chậm.

mình vào dinh Bảo Đại , em kéo anh chạy loang qoang.. Rồi anh thấy mình thành Vua và em thành hoàng hậu...hình như đó là một trong hai phô hình mình chụp chung trong suốt thời gian mình quen nhau. Rồi mình cưỡi ngựa, đi xe veppa cổ, tíu tít cùng nhau nhặt nhưng cánh hoa dại..cùnh nhau ngồi bệt xuống bãi cỏ ăn khoai lang nướng và uống rượu vang.

Anh không nhớ nổi tên cái quán cà phê mình ghé tối hôm đó.Quán được trang trí theo lối cổ với nhiều tranh về Đà lạt xưa, sàn nhà áp bắng gỗ thông,không gian thắp sáng bằng những ánh đèn rất tối dấu chìm trong góc, màu sắc chủ đạo là màu nâu của gỗ, khung cảnh càng huyền ảo được soi rọi bằng những ngọn đèn chai mà ngày nay chỉ còn thấy trên phim.Nhưng tức cười nhất là cái nhà vệ sinh chất đầy những chai rượu Vodka đã uống hết, dễ có đến cả ngàn chai chất san sát nhau từ đất cao chất ngất đến trần nhà.Khung cảnh này có cái gì đó rất kỳ dị và đã nhiều lần làm anh lẫn lộn với môt nơi nào đó, với một khoảng thời gian nào đó.

Chính trong cái quán caphe đó chúng mình đã nghe rất nhiều bản nhạc xưa,và anh nhớ như in cái cái chàng thắt nơ dỏm dáng đã hát rất hay bà hát "Đà lạt lập đông", những phụ nữ trung niên nhẹ nhàng dìu nhau trong bản valse nhẹ nhàng...

Trong vòng tay ấm hình em và anh đã yêu nhau nồng nhiệt. ta khát khao nhau như cỏ khô khát mưa..chúng mình nẳm bên nhau dưới thảm đỏ, chăn mùng màu đỏ và cả ánh đèn ngủ cũng hắt xuống ánh đỏ. Có cái gì đó siêu thực, không hiểu sao lúc đó mình lại nằm bên nhau dưới thảm trải nhà mà lại không phải là trên cái cái đệm to đùng kia..cái lạnh toát ra từ nên gạch xuyên qua lớp thảm, chăn mùng ấm thoang thoảng mùi dầu gội Enchanter em xài, vai em ấm..ừ và mọi chuyện đều rất tuyệt.

Anh không nhớ ngọn đồi nào mình đã đứng đó ôm nhau..nhắm mắt và cùng tưởng tượng đang bay xuống dưới thung lũng kia..Hình như chúng mình không có cùng giấc mơ,,anh ước làm chim bạy lượn còn em hòa mình trong gió.

"chúng mình không nên ở cạnh nhau lâu, chỉ lâu lâu gặp nhau và sống với nhau vài ngày hạnh phúc như thế này..'..anh không biết. Anh bây giờ không còn cái cảm giác yêu tha thiết như xưa..Chỉ là ở bên nhau, chúng mình thấy mình thật bình yên." như một gia đình hạnh phúc" những lời em thường nói khi mình cùng nhau vào bếp nấu bữa tối. Khoảng thời gian bên em làm anh quên mất những vấn đề của mình cũng như em vơi bớt phần sầu muộn của em.chúng mình sinh ra không phải là để cho nhau, chỉ là một đôi tri kỷ như tên cái quán caphe lần đầu mình hôn nhau. Chúng mình đã cùng nhau tạo ra nhiều tính huống như trong phim, lãng mạn, sâu sắc và có cả nhưững thời gian hận thù..nhưng cái cảnh giống như trong phim mà em muốn đóng nhất ..cùng nhau làm đám cưới và hônh nhau trong nhà thờ thì chẳng bao giờ sảy ra..anh không đặc biệt thích cái kết cục đó và cái cảnh lễ cưới mà anh đã phải dự rất nhiều ..còn em,nếu lấy người có đạo như anh mới có được khoảnh khắc đó ..nhưng nó đã không bao giờ có.

Anh không phải lưu số điện thoại em, không phải nhớ địa chỉ em hay tìm hiểu em đang đang ở đâu..em sẽ đến khi nào em cần anh. Trên chuến xe trở về ký ức về em bỗng phai mờ, anh chưa bao giờ có thể nhớ rõ ràng được khuân mặt em, mặc dù có thể nhớ mọi thứ về em..buổi đêm xe Phương Trang chạy nhanh hơn, êm hơn..anh kéo mền đắp hờ và trôi vào một giấc ngủ ngon.

Hồi ức về một người tình